Cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch đơn giản, dễ áp dụng tại nhà

Cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch đơn giản, dễ áp dụng tại nhà

Tự điều trị giãn tĩnh mạch tại nhà có nhiều phương pháp, trong đó, xoa bóp là một trong những phương pháp quan trọng được nhiều chuyên gia khuyến khích thực hiện. Bạn đã biết cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch sao cho hiệu quả nhất chưa? Sau đây là hướng dẫn xoa bóp giãn tĩnh mạch chân đơn giản, hiệu quả mà ai cũng có thể tự thực hiện tại nhà. Cùng theo dõi nhé! 

Giãn tĩnh mạch là gì?

Trước khi giới thiệu cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch, hãy cùng tìm hiểu giãn tĩnh mạch là gì? Giãn tĩnh mạch là tình trạng xảy ra khi van tĩnh mạch bị suy yếu và không thể điều hòa máu chảy theo một chiều về tim, dẫn đến hiện tượng máu lưu thông chậm, dần dần tích tụ trong các tĩnh mạch, gây ra sự phình to, biến dạng và đau nhức. Bắp chân và bàn chân là nơi dễ bị giãn tĩnh mạch nhất. Nguyên nhân bởi đây là hai cơ quan chịu nhiều áp lực nhất, máu khó lưu thông và dễ bị tích tụ gây nên hiện tượng giãn tĩnh mạch.

Tác dụng của việc xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch

Tại sao xoa bóp tĩnh mạch lại được các bác sĩ khuyến khích thực hiện? Bởi xoa bóp tĩnh mạch có rất nhiều lợi ích, có thể kể đến như:

- Tăng cường tuần hoàn máu: Xoa bóp tĩnh mạch giúp kích thích tuần hoàn máu, thúc đẩy máu lưu thông tốt hơn. Phương pháp này như một cách trợ lực để máu luân chuyển liên tục, tránh tích tục tại một điểm.

Xoa bóp có tác dụng tích cực đến việc điều trị suy giãn tĩnh mạch

- Giảm căng cơ: Việc xoa bóp tĩnh mạch cũng có thể làm giảm căng cơ bắp xung quanh các tĩnh mạch, giúp giảm áp lực lên mạch máu.

- Giảm sưng tấy và đau nhức: Tác dụng dễ thấy nhất có lẽ là việc giảm tình trạng sưng tấy và đau nhức do giãn tĩnh mạch gây ra. Kết hợp xoa bóp chân với các biện pháp điều trị tích cực khác như: Vật lý trị liệu, dùng thuốc, laser tĩnh mạch,... sẽ rất có hiệu quả cho việc cải thiện tình trạng của người bị suy giãn tĩnh mạch.

Cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch đơn giản, hiệu quả

Để việc điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần biết cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch phù hợp, khoa học. Sau đây là hướng dẫn cụ thể từng bước để bạn tham khảo:

Bước 1: Chuẩn bị

Trước khi áp dụng cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch, bạn nên ngâm chân trong nước ấm trong khoảng 5-10 phút để làm giãn cơ bắp và mạch máu. Bạn cũng có thể thêm vài giọt tinh dầu vào nước ngâm chân để tăng cảm giác thư giãn.

Nên ngâm chân nước ấm trước khi bắt đầu xoa bóp tĩnh mạch 

Bước 2: Xoa dầu xoa bóp

Sau khi đã lau khô chân bằng khăn mềm, hãy thoa một lượng dầu xoa bóp vừa đủ lên vùng chân bị giãn tĩnh mạch. Dầu xoa bóp giúp giảm ma sát và tăng cảm giác thư giãn cũng như khởi động các cơ chân cho quá trình massage.

Bước 3: Xoa bóp theo chiều từ dưới lên trên

Bạn hãy sử dụng đầu ngón tay hoặc lòng bàn tay để tác động một lực nhẹ nhàng lên cổ chân. Sau đó di chuyển dần dần ngón tay từ cổ chân lên đến đầu gối, vừa di chuyển vừa ấn và miết nhẹ nhàng, đều đặn, tập trung lực vào các vùng bị giãn tĩnh mạch có cảm giác căng tức.

Bước 4: Xoa bóp theo chiều ngang

Bước cuối cùng của cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch là thực hiện xoa bóp theo chiều ngang của bắp chân. Bạn vẫn dùng lòng bàn tay, tác động lực vừa phải, di chuyển nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ quanh bắp chân để kích thích máu lưu thông đều đặn.

Xoa bóp nhẹ nhàng quanh bắp chân để máu lưu thông được tốt hơn

Lưu ý khi xoa bóp tĩnh mạch

Mặc dù cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch nêu trên khá đơn giản và dễ áp dụng, nhưng bạn cũng cần chú ý một số vấn đề sau để phương pháp đạt được hiệu quả tốt nhất và tránh các biến chứng xảy ra:

- Tần suất thực hiện: Các thao tác từ bước 3 trở đi nên được lặp lại từ 10-15 lần để đảm bảo hiệu quả tối đa. Bạn có thể thực hiện cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch này 1-2 lần mỗi ngày và duy trì hàng ngày để đạt được kết quả tốt nhất.

- Không tác động lực quá mạnh: Áp lực quá mạnh có thể gây tổn thương cho các mạch máu và cơ bắp, đặc biệt là khi bạn đang có vấn đề về giãn tĩnh mạch.

- Tránh xoa bóp trên vùng da tổn thương: Nếu có vết thương hở, hãy tránh xoa bóp trực tiếp lên vùng đó để không làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc làm tổn thương nặng hơn.

- Tư vấn y tế: Nếu tình trạng bệnh không được cải thiện hoặc có triệu chứng xấu đi, hãy đến phòng khám để được chẩn đoán sớm nhất. Không nên để bệnh tình trở nặng mới tìm đến sự can thiệp của bác sĩ.

Hiện nay, để điều trị suy giãn tĩnh mạch đã có rất nhiều phương pháp hiện đại và thông minh. Tiêu biểu trong số đó là laser tĩnh mạch. Đây là liệu pháp vừa tiết kiệm, vừa mang lại hiệu quả cực kỳ nhanh chóng cho bệnh nhân. Với mức chi phí chỉ từ 17 triệu đồng cho một ca laser (tùy tình trạng bệnh), phương pháp này sẽ giúp người bệnh khắc phục gần như 100% tình trạng suy giãn tĩnh mạch, trả lại đôi chân mịn màng và loại bỏ các cơn đau nhức, khó chịu.

Như vậy, bài viết đã gợi ý cho bạn cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch đơn giản mà mang lại hiệu quả cao. Xoa bóp chân đúng cách không chỉ giúp giảm bớt các triệu chứng của giãn tĩnh mạch mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích và đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin y khoa thú vị khác nhé! 

 

Back to blog

Leave a comment

Please note, comments need to be approved before they are published.