Gợi ý tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch giúp khắc phục bệnh nhanh chóng

Gợi ý tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch giúp khắc phục bệnh nhanh chóng

Tư thế ngủ có vai trò quan trọng trong việc giảm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch và cải thiện tuần hoàn máu. Bằng cách chọn lựa đúng tư thế ngủ, tình trạng suy giãn tĩnh mạch của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Dưới đây là một số tư thế ngủ cho người giãn tĩnh mạch mà bạn nên tham khảo!

Suy giãn tĩnh mạch là gì và nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch

Trước khi tìm hiểu tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch, chúng ta cần biết sơ bộ về khái niệm và nguyên nhân dẫn đến suy giãn tĩnh mạch!

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch trở nên phình to do tắc nghẽn máu và lưu thông kém. Trong các tĩnh mạch sẽ có các van điều hướng dòng chảy, khi các van này hoạt động không hiệu quả, máu dễ bị chảy ngược gây nên tình trạng ứ đọng máu trong tĩnh mạch. Đây là một vấn đề thường gặp ở người lớn tuổi, nhưng hiện nay, bệnh đã trở nên phổ biến ở mọi độ tuổi do thói quen sinh hoạt và môi trường sống thay đổi.

Nguyên nhân bị suy giãn tĩnh mạch

Các nguyên nhân phổ biến gây nên suy giãn tĩnh mạch gồm:

- Yếu tố gen: Nếu có người trong gia đình của bạn mắc suy giãn tĩnh mạch, bạn có nguy cơ gặp phải tình trạng này cao hơn.

- Tuổi tác: Càng có tuổi tĩnh mạch càng mất đi tính đàn hồi và khả năng hoạt động hiệu quả.

Tuổi tác là một trong những nguyên nhân chính gây suy giãn tĩnh mạch

- Ít vận động: Việc thiếu vận động, ngồi hoặc đứng liên tục trong thời gian dài có thể làm suy giãn tĩnh mạch trở nên nghiêm trọng hơn.

- Mang thai: Thai kỳ và sự phát triển của thai nhi có thể gây áp lực lên các tĩnh mạch, đặc biệt là ở khu vực chậu và chân, gây ra sưng tấy và suy giãn tĩnh mạch.

Ngủ sai tư thế ảnh hưởng như thế nào đến người bị suy giãn tĩnh mạch

Ngủ sai tư thế có tác động xấu đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Dưới đây là một số ảnh hưởng của việc ngủ sai tư thế đối với người bị suy giãn tĩnh mạch:

Làm tăng áp lực lên tĩnh mạch

Ngủ trong các tư thế không đúng có thể tạo ra áp lực không cân đối lên các tĩnh mạch, đặc biệt là ở các khu vực như chân, đùi và bắp đùi. Điều này có thể làm cho các van tĩnh mạch hoạt động không hiệu quả, dẫn đến dòng chảy ngược và sưng tấy.

Gây hạn chế tuần hoàn máu

Tư thế ngủ không đúng có thể gây ra sự nén ép hoặc cản trở dòng máu trong các tĩnh mạch, làm giảm khả năng tuần hoàn máu và làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.

Ngủ sai tư thế dẫn đến nhức mỏi, về lâu dài gây suy giãn tĩnh mạch

Gây đau nhức và khó chịu

Ngủ trong các tư thế không đúng có thể gây ra căng cứng các mô mềm xung quanh tĩnh mạch bị suy giãn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng đau nhức, ngứa ngáy và khó chịu, khiến các biểu hiện, triệu chứng của người bị suy giãn tĩnh mạch thêm trầm trọng hơn. 

Gây rối loạn giấc ngủ

Ngủ trong các tư thế không thoải mái có thể làm gián đoạn và rối loạn giấc ngủ. Việc suy giảm chất lượng giấc ngủ sẽ gây ra mệt mỏi và căng thẳng suốt cả ngày, khiến tình trạng lưu thông máu kém đi.

Tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch giúp cải thiện tình trạng bệnh

Để có được giấc ngủ ngon và khắc phục tình trạng bệnh, bạn nên áp dụng tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch dưới đây:

Tránh nằm sấp hoặc nằm ngửa

Ngủ ở tư thế nằm sấp hoặc ngửa trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ chuột rút. Do đó, để đảm bảo có một giấc ngủ ngon và giảm thiểu nguy cơ chuột rút, hãy tránh ngủ ở các tư thế này. 

Thay vào đó, hãy đổi tư thế khi ngủ để cảm thấy dễ chịu hơn. Bằng cách thay đổi tư thế khi ngủ, máu sẽ lưu thông tốt hơn, tránh gây áp lực quá lớn lên các tĩnh mạch trong thời gian dài. Ngoài ra, việc ngủ ở nhiều tư thế khác nhau cũng giúp thúc đẩy máu về tim một cách hiệu quả hơn.

Nên nằm nghiêng trái, nâng cao chân khi ngủ 

Ngủ nghiêng bên trái

Nằm nghiêng bên trái được coi là một trong những tư thế ngủ cho người bị suy giãn tĩnh mạch tốt nhất. Ở tư thế này, áp lực trên cơ thể được phân bố đều hơn giữa thân và chi dưới, giúp máu trở về tim nhanh hơn. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng ngủ ở tư thế nghiêng bên trái đặc biệt hữu ích cho phụ nữ mang thai và những người gặp phải tình trạng suy giãn tĩnh mạch.

Nâng chân khi ngủ

Trong suốt cả ngày, việc vận động thường xuyên có thể giúp máu lưu thông về tim dễ dàng. Tuy nhiên vào buổi tối, khi nằm ngủ, máu sẽ khó lưu thông hơn và dễ tích tụ ở chi dưới, gây ra cảm giác tê phù và sưng. 

Để giảm cảm giác này, bạn có thể sử dụng gối hoặc chăn để nâng cao chân lên so với mặt giường. Cách này cũng có thể áp dụng khi ngồi. Việc nâng cao chân lên sẽ giúp máu trở về tim dễ dàng hơn và tránh tình trạng vắt chéo chân, gây ra cản trở cho các tĩnh mạch.

Như vậy, bài viết đã hướng dẫn tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch tốt nhất, giúp bạn giảm cảm giác khó chịu và có được giấc ngủ ngon hơn. Hãy theo dõi và lắng nghe cơ thể mình để có được hướng điều trị hiệu quả nhất. Đồng thời thăm khám bác sĩ thường xuyên để nắm được tình trạng bệnh và điều trị kịp thời bạn nhé!




Back to blog

Leave a comment

Please note, comments need to be approved before they are published.