Nguyên nhân và phương pháp điều trị suy van tĩnh mạch sâu chi dưới

Nguyên nhân và phương pháp điều trị suy van tĩnh mạch sâu chi dưới

Bệnh suy van tĩnh mạch sâu chi dưới diễn biến âm thầm, cần được chẩn đoán và điều trị sớm để ngăn ngừa các biến chứng như huyết khối tĩnh mạch sâu, chảy máu, loét chân không lành... Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về suy giãn tĩnh mạch nông và sâu chi dưới chi tiết bao gồm nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả bạn nhé!

Suy van tĩnh mạch sâu là gì?

Trước khi trả lời suy van tĩnh mạch sâu là gì thì chúng ta cần tìm hiểu suy van tĩnh mạch là gì? Suy van tĩnh mạch là tình trạng van tĩnh mạch bị tổn thương, khiến máu khó lưu thông ngược về tim, dẫn đến ứ trệ máu trong lòng tĩnh mạch. Suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới là một tình trạng phổ biến, trong đó tổn thương van tĩnh mạch dẫn đến máu chảy ngược trong hệ thống tĩnh mạch do phản ứng của trọng lực và áp lực cơ bơm. Trào ngược khiến máu ứ đọng ở các tĩnh mạch ngoại vi, gây đau nhức, chuột rút, sưng chân, rối loạn chuyển hóa, chàm, loét không lành và các triệu chứng thực thể khác.

Suy van tĩnh mạch sâu chi dưới có thể dẫn đến tình trạng cục máu đông xuất hiện

Giãn tĩnh mạch sâu là sự thay đổi hình dạng của tĩnh mạch nông. Các tĩnh mạch trở nên to ra, giãn ra, sưng tấy, kéo dài, cong, xoắn, trở nên rõ ràng và sờ thấy được trên da.

Nguyên nhân gây ra suy van tĩnh mạch sâu chi dưới

Sau đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng suy van tĩnh mạch sâu chi dưới, bạn cùng tham khảo nhé!

Tuổi tác

Tuổi tác là yếu tố đầu tiên được nghiên cứu liên quan đến bệnh tĩnh mạch. Hiện nay tất cả các bác sĩ, giáo sư đều nhận thấy tuổi cao là yếu tố làm tăng nguy cơ suy van tĩnh mạch sâu chi dưới. Độ tuổi mắc bệnh giãn tĩnh mạch phổ biến là từ 45-50 tuổi trở lên. Càng lớn tuổi, tình trạng giãn tĩnh mạch của bạn càng trở nên trầm trọng hơn.

Giới tính

Nhiều nghiên cứu cho thấy chứng giãn tĩnh mạch phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Cứ 2-3 bệnh nhân nữ thì chỉ có 1 bệnh nhân nam bị giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy nam và nữ có tỷ lệ suy van tĩnh mạch sâu chi dưới tương tự nhau. Sự khác biệt về tỷ lệ mắc chứng giãn tĩnh mạch ở nam và nữ có thể được giải thích là do phụ nữ thường phải trải qua quá trình mang thai.

Các nghiên cứu đa trung tâm lớn ở Đức và Ý ghi nhận rằng phụ nữ bị suy tĩnh mạch có tỷ lệ phù chân cao hơn nam giới; đồng thời, nam giới bị giãn tĩnh mạch thường dễ mắc bệnh chàm và loét chân hơn phụ nữ.

Ngành nghề

Theo nghiên cứu trước đây, những nghề nghiệp liên quan đến thói quen đứng lâu và đi bộ nhiều được xác định là yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh suy van tĩnh mạch sâu chi dưới. Tuy nhiên, đây chỉ là giả thuyết, vì chưa có bằng chứng y khoa rõ ràng về cơ chế thói quen đứng lâu gây ra chứng giãn tĩnh mạch. Cũng có những nghiên cứu gần đây cho thấy việc đứng lâu không hoặc chỉ liên quan rất ít đến chứng giãn tĩnh mạch sâu chi dưới.

Người ngồi văn phòng làm việc lâu có nguy cơ cao mắc bệnh suy van tĩnh mạch sâu chi dưới

Béo phì

Vẫn còn nhiều quan điểm trái ngược nhau về vai trò của béo phì trong mối quan hệ với chứng giãn tĩnh mạch. Theo nghiên cứu của Anh, chỉ số khối cơ thể >27 làm tăng nguy cơ bị giãn tĩnh mạch ở phụ nữ nhưng không phải ở nam giới. Một nghiên cứu lớn khác ở Đức (nghiên cứu Bonn) cho thấy chỉ số BMI >30 chỉ làm tăng nhẹ nguy cơ giãn tĩnh mạch ở phụ nữ nhưng làm tăng đáng kể nguy cơ suy tĩnh mạch ở cả nam và nữ.

Phương pháp điều trị suy van tĩnh mạch sâu chi dưới

Dưới đây là một số phương pháp điều trị suy van tĩnh mạch sâu chi dưới hiệu quả.

Liệu pháp xơ cứng bằng bọt dưới hướng dẫn siêu âm

Tuy nhiên, do những hạn chế như tỷ lệ tái phát cao và nguy cơ thuyên tắc phổi cao nên theo phác đồ điều trị hiện nay của Hiệp hội Tĩnh mạch Hoa Kỳ, liệu pháp xơ cứng bằng bọt chỉ phù hợp với các trường hợp suy tĩnh mạch C1. Tức là các trường hợp giãn mao mạch và giãn tĩnh mạch dạng lưới nằm nông dưới da, chứ không chỉ định để làm tắc, loại bỏ dòng trào ngược trong tĩnh mạch hiển.

Phương pháp chích xơ tạo bọt giúp lấy lại sức khỏe và vẻ đẹp của đôi chân

Can thiệp bằng Laser nội tĩnh mạch hoặc RFA

Phương pháp này được hướng dẫn bằng siêu âm và thường được sử dụng để điều trị tĩnh mạch hiển lớn. Trong thủ thuật này, bệnh nhân được gây tê cục bộ và đưa một sợi laser vào tĩnh mạch hiển lớn, tại đây năng lượng phát ra sẽ chuyển hóa thành nhiệt, gây phá hủy, co thắt và teo tĩnh mạch cần can thiệp. Tĩnh mạch đang được điều trị sẽ bị tắc và máu sẽ không lưu thông được nữa. Các kỹ thuật can thiệp nội mạch luôn ưu việt hơn vì ít xâm lấn, phục hồi nhanh hơn và thẩm mỹ hơn.

Vớ áp lực

Liệu pháp nén là một phương pháp điều trị hiệu quả, cơ chế của nó vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Kết quả lâm sàng phụ thuộc vào hai yếu tố chính: áp lực bề mặt và độ cứng cơ bắp chân.

Áp lực bề mặt là áp lực do vớ gây ra trên bề mặt da bị bệnh. Áp suất của vớ được tính toán cẩn thận trong phòng thí nghiệm để sản xuất vớ. Vớ áp lực được dệt bằng công nghệ đặc biệt sao cho áp lực tác dụng lên từng đoạn của chân phù hợp với sinh lý bình thường ở mắt cá chân và giãn dần khi nâng lên, luôn ôm sát chân và đẩy máu theo tĩnh mạch lên tim.

Vớ áp lực y khoa là phương pháp điều trị nhẹ nhàng, đơn giản

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về nguyên nhân và phương pháp điều trị suy van tĩnh mạch sâu chi dưới. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn trang bị  kiến thức cho bản thân, bạn bè và gia đình nhé!

Back to blog

Leave a comment

Please note, comments need to be approved before they are published.